Báo cáo Phát triển Bền vững ESG

Báo cáo Phát triển bền vững – Nền tảng cho tương lai bền vững của Doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, các Doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng để chứng minh cam kết của họ đối với sự phát triển bền vững. Báo cáo phát triển bền vững, đặc biệt là theo các khung thực hành ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) tốt nhất trên Thế giới đã trở thành công cụ không thể thiếu cho các Tổ chức muốn thể hiện trách nhiệm và tạo ra giá trị lâu dài.

1. Mục đích và vai trò của Báo cáo thát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ về mặt tài chính mà còn về các tác động môi trường và xã hội. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp đối với các bên liên quan.
Thông qua quá trình thu thập và phân tích dữ liệu ESG, doanh nghiệp có thể xác định và quản lý tốt hơn các rủi ro tiềm ẩn, đồng thời nắm bắt các cơ hội mới trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và bền vững.
Việc theo dõi và báo cáo các chỉ số ESG thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải thiện hiệu suất hoạt động, từ đó dẫn đến đổi mới trong quy trình và sản phẩm.
Báo cáo phát triển bền vững tạo cơ sở cho đối thoại có ý nghĩa với nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên và cộng đồng, giúp xây dựng lòng tin và tăng cường sự gắn kết.

2. Tầm quan trọng trong bối cảnh hiện nay
Các Nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến thông tin ESG để đánh giá rủi ro và tiềm năng dài hạn của doanh nghiệp. Báo cáo phát triển bền vững cung cấp thông tin quan trọng này, hỗ trợ quyết định đầu tư.
Nhiều Quốc gia đang triển khai các quy định bắt buộc về báo cáo ESG. Việc chủ động áp dụng các khung báo cáo tiên tiến giúp doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu pháp lý ngày càng tăng.
Một báo cáo phát triển bền vững chất lượng cao có thể nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thu hút khách hàng và nhân tài, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3. Các Khung Báo cáo ESG
GRI (Global Reporting Initiative): GRI là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất cho báo cáo bền vững, cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách báo cáo các tác động kinh tế, môi trường và xã hội.
TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures):TCFD tập trung vào báo cáo các rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu, giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tác động tài chính của biến đổi khí hậu.
SASB (Sustainability Accounting Standards Board): SASB cung cấp các tiêu chuẩn cụ thể theo ngành, tập trung vào các vấn đề ESG có tác động tài chính đáng kể.
ESRS (European Sustainability Reporting Standards): ESRS nhằm mục đích cung cấp một khung báo cáo toàn diện về các vấn đề bền vững, bao quát các lĩnh vực ESG và xem xét toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
IFRS: Yêu cầu chung về công bố thông tin tài chính liên quan đến bền vững (IFRS S1) và Công bố thông tin liên quan đến khí hậu (IFRS S2)

🌟Sustainwise đồng hành cùng các Tổ chức/Doanh nghiệp trên hành trình phát triển bền vững🌟



Gọi cho Sustain Wise Linkedin Sustain Wise Zalo Sustain Wise