CSDDD – Tác động và Chiến lược cho Doanh nghiệp Việt Nam

1. Chỉ thị về Thẩm định Phù hợp về Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD) của EU

Chỉ thị về Thẩm định Phù hợp về Tính bền vững của Doanh nghiệp (Corporate Sustainability Due Diligence and amending Directive – CSDDD) của EU chính thức có hiệu lực hôm nay, ngày 25 tháng 7 năm 2024, 20 ngày sau khi được công bố. CSDDD yêu cầu các công ty lớn phải tiến hành thẩm định kỹ lưỡng để xác định, ngăn chặn, giảm thiểu và giải trình về các tác động của họ đối với quyền con người và môi trường trong toàn bộ chuỗi giá trị. Điều này bao gồm các hoạt động của các công ty con và cả các đối tác kinh doanh trực tiếp và gián tiếp. Các quốc gia thành viên EU cần đưa chỉ thị này vào luật quốc gia trước ngày 26 tháng 7 năm 2026.

Lộ trình áp dụng CSDDD theo 03 giai đoạn

a) Từ ngày 26 tháng 7 năm 2027: Áp dụng cho các công ty EU có trên 5000 nhân viên và doanh thu ròng toàn cầu trên 1,5 tỷ euro. Và ap dụng cho các công ty nước thứ ba có doanh thu ròng trên 1,5 tỷ euro tại EU.

b) Từ ngày 26 tháng 7 năm 2028: Áp dụng cho các công ty EU có trên 3000 nhân viên và doanh thu ròng toàn cầu trên 900 triệu euro. Và áp dụng cho các công ty nước thứ ba có doanh thu ròng trên 900 triệu euro tại EU.

c) Từ ngày 26 tháng 7 năm 2029: Áp dụng cho tất cả các công ty khác thuộc phạm vi của Chỉ thị, bao gồm cả các công ty trong lĩnh vực nhượng quyền và cấp phép.

Phạm vi áp dụng CSDDD

Công ty EU: >1000 nhân viên và >450 triệu euro doanh thu toàn cầu; Công ty mẹ của nhóm đạt các ngưỡng trên; Công ty có thỏa thuận nhượng quyền/cấp phép với tiền bản quyền >22,5 triệu euro và doanh thu >80 triệu euro

Công ty nước thứ ba: >450 triệu euro doanh thu tại EU; Công ty mẹ của nhóm đạt ngưỡng trên; Công ty có thỏa thuận nhượng quyền/cấp phép với tiền bản quyền >22,5 triệu euro tại EU và doanh thu >80 triệu euro tại EU

Áp dụng yêu cầu báo cáo
Đối với các công ty thuộc giai đoạn (a): áp dụng cho các năm tài chính bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 2028.
Đối với các công ty thuộc giai đoạn (b) và (c): áp dụng cho các năm tài chính bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 2029.

Các công ty chỉ thuộc phạm vi áp dụng nếu đáp ứng các tiêu chí trong hai năm tài chính liên tiếp.

Các quốc gia thành viên phải thông báo cho Ủy ban về cơ quan giám sát được chỉ định trước ngày 26 tháng 7 năm 2026.

Hướng dẫn chung về thẩm định sẽ được ban hành trước ngày 26 tháng 1 năm 2027 và Hướng dẫn về kế hoạch chuyển đổi khí hậu sẽ được ban hành trước ngày 26 tháng 7 năm 2027.

Ủy ban EU sẽ báo cáo về việc thực hiện Chỉ thị vào ngày 26 tháng 7 năm 2030 và sau đó cứ ba năm một lần. Dựa trên báo cáo đánh giá, Ủy ban có thể đề xuất sửa đổi Chỉ thị nếu cần thiết.

Các nghĩa vụ chính theo CSDDD bao gồm tích hợp thẩm định vào chính sách công ty, tiến hành đánh giá rủi ro thường xuyên, ưu tiên và giải quyết các rủi ro đáng kể, cung cấp biện pháp khắc phục cho các tác động bất lợi, tham gia tham vấn các bên liên quan, duy trì cơ chế khiếu nại minh bạch, và phải đối mặt với trách nhiệm dân sự nếu công ty không tuân thủ các yêu cầu, được thực thi bởi các cơ quan quốc gia trong các quốc gia thành viên EU.

Các quy tắc thẩm định phù hợp về tính bền vững của doanh nghiệp sẽ được thực thi thông qua giám sát hành chính và trách nhiệm dân sự. Điều này bao gồm các cơ quan được chỉ định ở cấp quốc gia giám sát việc thực thi và việc thành lập Mạng lưới Cơ quan Giám sát Châu Âu ở cấp Châu Âu.

Các Quốc gia Thành viên cũng sẽ đảm bảo rằng nạn nhân nhận được bồi thường cho các thiệt hại gây ra do không thực hiện thẩm định phù hợp.

Báo cáo và hành động đan xen nhau
Chỉ thị về Thẩm định Phù hợp về Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD) và Chỉ thị về Báo cáo Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) là các quy định bổ sung của EU. CSDDD yêu cầu các công ty tiến hành thẩm định chuỗi cung ứng của họ để xác định và giảm thiểu rủi ro về quyền con người và môi trường. Mặt khác, CSRD yêu cầu các công ty công bố các thực hành và tác động về tính bền vững của họ. Cùng nhau, các chỉ thị này tăng cường trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp: CSDDD thúc đẩy hành vi kinh doanh có trách nhiệm thông qua quản lý rủi ro chủ động, trong khi CSRD đảm bảo tính minh bạch bằng cách yêu cầu báo cáo chi tiết về tính bền vững. Cách tiếp cận kép này nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững và tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong toàn EU.

Tập trung ngày càng nhiều vào Chuỗi Cung ứng
Chỉ thị về Thẩm định Phù hợp về Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD) và các đề xuất của EU về trách nhiệm giải trình Chuỗi Giá trị và chuỗi cung ứng đều tập trung vào quản lý chuỗi cung ứng có trách nhiệm. Cả hai đều nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp bằng cách đảm bảo các công ty giải quyết các vấn đề về quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng của họ. CSDDD yêu cầu các công ty EU xác định, ngăn chặn và giảm thiểu các tác động bất lợi, tương tự như tầm nhìn của Đạo luật Chuỗi Cung ứng.

2. Nhận định về ảnh hưởng của CSDDD đối với các Doanh nghiệp Việt Nam

Chỉ thị về Thẩm định Phù hợp về Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD) của EU có thể ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh với các công ty EU hoặc là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các ảnh hưởng đến các Doanh nghiệp là đối tác của các Công ty từ EU có thể bao gồm:

Yêu cầu tăng cường tính  tuân thủ khi Doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn từ đối tác EU về quyền con người, bảo vệ môi trường, đảm bảo tuân thủ điều kiện lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo các Khung, Tiêu chuẩn của EU (Quyền con người: Hiến chương các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu; Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR); Nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Quyền con người (UNGPs); Hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia; Tiêu chuẩn Lao động Cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Bảo vệ môi trường: Chương trình Hành động Môi trường của EU (EAP); Chỉ thị Trách nhiệm Môi trường (2004/35/CE); Hệ thống Quản lý Môi trường và Kiểm toán (EMAS); Tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống Quản lý Môi trường. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Chỉ thị Khung về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc (89/391/EEC); Tiêu chuẩn ISO 45001 về Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp,..v.v hoặc các Khung tích hợp: Chỉ thị về Báo cáo Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD); Quy định về Công bố Tài chính Bền vững (SFDR); Phân loại EU về các hoạt động bền vững về mặt môi trường (EU Taxonomy)

Cơ hội kinh doanh mới khi Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của CSDDD có thể được ưu tiên trong chuỗi cung ứng của các công ty EU và có cơ hội để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và môi trường.

Áp lực cải thiện quy trình sản xuất do cần đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường hơn và có thể phải tăng cường giám sát và kiểm soát các nhà cung cấp phụ.

Tăng chi phí ngắn hạn do chi phí tuân thủ và cải thiện quy trình có thể tăng trong ngắn hạn và chi phí đầu tư vào hệ thống quản lý và báo cáo mới để đáp ứng yêu cầu minh bạch.

Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lý, phát triển kỹ năng và kiến thức về quản lý rủi ro ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị), tăng cường năng lực thẩm định và đánh giá tác động trong chuỗi cung ứng.

Thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) do các Doanh nghiệp SMEs có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu phức tạp của CSDDD.

Tác động đến xuất khẩu do có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường EU nếu không đáp ứng được các yêu cầu. Và có cơ hội để nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu nếu tuân thủ tốt.

Áp lực tuân thủ quy định CSDDD của EU có thể thúc đẩy đổi mới trong sản phẩm và quy trình sản xuất của các Doanh nghiệp và tạo cơ hội phát triển sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.

Quy định CSDDD của EU có thể là dấu hiệu cho xu hướng quy định tương tự ở các thị trường khác,  Các Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu ngày càng cao.

3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược phù hợp để chuyển đổi bền vững và tuân thủ quy định CSDDD của EU

Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá chi tiết về các rủi ro và tác động liên quan đến quyền con người và môi trường trong toàn bộ hoạt động và chuỗi cung ứng.
và xác định khoảng cách giữa thực trạng hiện tại và yêu cầu của CSDDD.

Xây dựng chính sách và quy trình thẩm định phù hợp theo các Khung, Tiêu chuẩn của EU về ESG. Phát triển chính sách bền vững toàn diện bao gồm cam kết về quyền con người và bảo vệ môi trường và thiết lập quy trình thẩm định phù hợp để xác định, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tích hợp quản lý rủi ro ESG vào quản trị rủi ro chung của Doanh nghiệp. Lồng ghép các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào chiến lược kinh doanh tổng thể và phát triển hệ thống quản lý rủi ro ESG để theo dõi và giảm thiểu các rủi ro liên quan.

Áp dụng công nghệ sạch và quy trình sản xuất bền vững để giảm tác động môi trường và có hệ thống quản lý dữ liệu để theo dõi và báo cáo về hiệu suất bền vững.

Phát triển năng lực nội bộ thông qua việc đào tạo nhân viên về các vấn đề bền vững và yêu cầu của CSDDD và xây dựng đội ngũ chuyên trách về quản lý bền vững và tuân thủ.

Tăng cường minh bạch và báo cáo phát triển bền vững hàng năm của Doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (như GRI, SASB, TCFD) và công bố thông tin về các nỗ lực và kết quả bền vững một cách minh bạch.

Tăng cường đối thoại với nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng địa phương để đảm bảo hài hòa và lợi ích của các Bên liên quan.

Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho Doanh nghiệp thông qua việc thiết lập các tiêu chí bền vững cho nhà cung cấp và hỗ trợ họ cải thiện hiệu suất và thực hiện đánh giá và kiểm toán thường xuyên đối với nhà cung cấp.

Phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững thông qua việc đổi mới sản phẩm để giảm tác động môi trường và tăng tính bền vững và xem xét áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong thiết kế sản phẩm.

Tích hợp các giá trị bền vững vào văn hóa doanh nghiệp và khuyến khích sự tham gia của nhân viên vào các sáng kiến bền vững để xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững

Tăng cường hợp tác với các Chuyên gia, Tổ chức tư vấn về bền vững và tuân thủ CSDDD và tham gia các chương trình hỗ trợ từ Chính phủ hoặc tổ chức Quốc tế để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ đảm bảo việc tuân thủ tốt quy định CSDDD cho Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần thiết lập chiến lược, kế hoạch dài hạn và xây dựng lộ trình chuyển đổi bền vững phù hợp với các mục tiêu cụ thể và khung thời gian rõ ràng, thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược dựa trên kết quả và thay đổi của môi trường kinh doanh phù hợp với quy định CSDDD của EU.

#CSDDD #EUDueDiligence #SustainableBusiness #SupplyChainDuty #CorporateResponsibility #ESGCompliance #HumanRightsBiz #GreenSupplyChain #EthicalBusiness #SustainableEU #ResponsibleSourcing #CSREvolution #BusinessHumanRights #SupplyChainEthics #CorporateAccountability



Để lại một bình luận

Gọi cho Sustain Wise Linkedin Sustain Wise Zalo Sustain Wise