Hệ thống quản lý EHS và vai trò EHS đối với Doanh nghiệp – P2

Tiếp nối bài viết trước về Thiết lập hệ thống quản lý EHS theo hướng dẫn của nhóm Ngân hàng Thế giới, Bài viết này Sustainwise phân tích chi tiết về Vai trò của hệ thống quản lý EHS đối với Doanh nghiệp và thách thức, giải pháp trong việc triển khai Hệ thống quản lý EHS tại Doanh nghiệp

II. Vai trò của hệ thống quản lý EHS đối với Doanh nghiệp

Hệ thống quản lý EHS đóng vai trò quan trọng đối với Doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh

1. Tuân thủ pháp luật và các quy định khác liên quan.
Việc thiết lập và cập nhật thường xuyên quy định/quy trình/hướng dẫn tuân thủ các quy định của pháp luật và các yêu cầu khác liên quan về EHS đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường, sức khỏe và an toàn.
Giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật và các khoản phạt liên quan về EHS cho Doanh nghiệp
Cập nhật kịp thời các thay đổi trong quy định và tiêu chuẩn EHS.

2. Quản lý rủi ro EHS hiệu quả
Xác định và đánh giá có hệ thống các rủi ro EHS trong hoạt động kinh doanh.
Phát triển và triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp.
Giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố và tai nạn liên quan đến EHS.
Bảo vệ tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp khỏi các tổn thất do sự cố EHS.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp
Tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành để giảm thiểu tác động môi trường.
Cải thiện điều kiện làm việc, từ đó nâng cao năng suất lao động.
Giảm chi phí liên quan đến xử lý chất thải, tiêu thụ năng lượng và tài nguyên.
Tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng.

4. Bảo vệ sức khỏe và an toàn của CBNV
Xây dựng môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động.
Giảm tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Nâng cao ý thức và kỹ năng về an toàn lao động cho nhân viên.
Tăng cường sự hài lòng và gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp.

5. Bảo vệ môi trường
Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản lý hiệu quả việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.
Giảm phát thải khí nhà kính và các chất ô nhiễm khác.
Đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia và toàn cầu.

6. Nâng cao uy tín và thương hiệu của Doanh nghiệp
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về trách nhiệm xã hội và môi trường.
Xây dựng lòng tin với các bên liên quan thông qua việc minh bạch hóa thông tin EHS.

7. Tiếp cận nguồn vốn và cơ hội kinh doanh
Việc thiết lập và duy trì tuân thủ tốt hệ thống quản lý EHS giúp Doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và nhà đầu tư.
Đáp ứng các tiêu chí EHS trong các dự án đấu thầu và hợp tác kinh doanh.
Mở rộng cơ hội kinh doanh với các đối tác và khách hàng có yêu cầu cao về EHS.
Tạo lợi thế cạnh tranh trong việc gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

8. Cải thiện quan hệ với Cộng đồng địa phương và Cơ quan quản lý
Đảm bảo an toàn, an ninh Cộng đồng sẽ xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng địa phương.
Tăng cường sự hợp tác và tin tưởng từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Giảm thiểu các xung đột và khiếu nại liên quan đến vấn đề môi trường, sức khỏe, an toàn và xã hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.

III. Thách thức và giải pháp trong việc triển khai Hệ thống quản lý EHS

🚦Thách thức
Chi phí đầu tư ban đầu cao cho việc thiết lập và triển khai hệ thống.
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp và thói quen làm việc của nhân viên.
Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn về EHS.
Khó khăn trong việc đo lường và định lượng các lợi ích dài hạn.
Phức tạp trong việc tuân thủ các quy định EHS đa dạng và thường xuyên thay đổi.
Khó khăn trong việc tích hợp hệ thống quản lý EHS với các hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp.
Sự chống đối hoặc thiếu cam kết từ một số bộ phận trong tổ chức.
Khó khăn trong việc duy trì sự nhất quán của hệ thống qua thời gian, đặc biệt là trong các tổ chức lớn hoặc đa quốc gia.

👉Giải pháp
1. Đầu tư nguồn lực và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp
Xây dựng kế hoạch đầu tư từng giai đoạn để phân bổ chi phí hợp lý.
Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính từ chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.
Ưu tiên các giải pháp có chi phí-hiệu quả cao trong giai đoạn đầu.

2. Quản lý thay đổi và đào tạo
Phát triển chiến lược quản lý thay đổi toàn diện.
Tổ chức các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về EHS cho tất cả CBNV
Xây dựng hệ thống, cơ chế khen thưởng và công nhận cho những cá nhân và bộ phận thực hiện tốt công tác EHS.

3. Phát triển nguồn Nhân lực
Đầu tư vào việc đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia EHS nội bộ.
Hợp tác với các tổ chức giáo dục và đào tạo chuyên ngành EHS.
Cân nhắc thuê ngoài Đơn vị đào tạo và tư vấn một số chuyên đề EHS chuyên biệt khi cần thiết.

4. Đo lường hiệu quả thực hiện hệ thống quản lý EHS
Xây dựng hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs) toàn diện EHS
Sử dụng các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá tác động dài hạn của hệ thống quản lý EHS.
Thực hiện các đánh giá định kỳ và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

5. Cập nhật liên tục về quy định của pháp luật và các quy định khác liên quan về EHS
Thiết lập hệ thống theo dõi và cập nhật các quy định EHS mới.
Tham gia các hiệp hội ngành và diễn đàn EHS để nắm bắt xu hướng và thay đổi.
Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

6. Tích hợp hệ thống quản lý khác của tổ chức như ISO 14001, ISO 45001, ISO 26000,..
Áp dụng cách tiếp cận tích hợp khi triển khai hệ thống quản lý EHS.
Sử dụng các nền tảng quản lý, tích hợp để quản lý EHS cùng với các hệ thống khác.
Đảm bảo sự tham gia của các bộ phận liên quan trong quá trình thiết kế và triển khai hệ thống.

7. Xây dựng cam kết từ ban Lãnh đạo Công ty
Đảm bảo sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ từ ban Lãnh đạo cấp cao.
Truyền thông rõ ràng về tầm quan trọng của EHS đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tích hợp các mục tiêu EHS vào chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty.

8. Duy trì tính nhất quán trong hệ thống quản lý EHS
Xây dựng quy trình và tiêu chuẩn EHS rõ ràng, áp dụng nhất quán trên toàn tổ chức.
Thực hiện đánh giá và kiểm toán nội bộ định kỳ để đảm bảo sự tuân thủ.
Tạo cơ chế chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt giữa các bộ phận và đơn vị.

🌟Sustainwise đồng hành cùng các Tổ chức/Doanh nghiệp trên hành trình phát triển bền vững🌟



Gọi cho Sustain Wise Linkedin Sustain Wise Zalo Sustain Wise