Hệ thống quản lý EHS và vai trò EHS đối với Doanh nghiệp – P1

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến Môi trường, Sức khỏe và An toàn (Environmental, Health and Safety – EHS). Hệ thống quản lý EHS, được hướng dẫn bởi Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã trở thành một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp không chỉ tuân thủ các quy định pháp luật mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động và uy tín của mình.

Sustainwise sẽ phân tích chi tiết về việc thiết lập và vận hành hệ thống quản lý EHS và vai trò quan trọng của nó đối với Doanh nghiệp.

I. Thiết lập hệ thống quản lý EHS theo hướng dẫn của nhóm Ngân hàng Thế giới

1. Đánh giá EHS ban đầu
Bước đầu tiên và đóng vai quan trọng, nền tảng trong việc thiết lập hệ thống quản lý EHS là tiến hành đánh giá toàn diện về tình hình thiết lập và tuân thủ EHS hiện tại của doanh nghiệp. Các bước chính bao gồm:
– Xác định các rủi ro và tác động EHS liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
– Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về EHS.
– Xem xét các chính sách và quy trình EHS hiện có (nếu có).
– Phân tích khoảng cách giữa thực trạng và yêu cầu của hệ thống quản lý EHS.

2. Xây dựng chính sách EHS
Dựa trên kết quả đánh giá ban đầu, Doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách EHS toàn diện, bao gồm các yếu tố chính cần thể hiện trong chính sách
– Phản ánh cam kết của lãnh đạo cấp cao đối với EHS.
– Phù hợp với quy mô, ngành nghề và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
– Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế.
– Thể hiện cam kết cải tiến liên tục trong quản lý EHS.

3. Xác định mục tiêu và chỉ số đo lường
Đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được là rất quan trọng trong việc thực hiện và cải thiện hệ thống quản lý EHS
– Xây dựng các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về EHS.
– Thiết lập các chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs) cho từng mục tiêu.
– Đảm bảo mục tiêu SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).

4. Phát triển kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động chính và chi tiết cần được xây dựng để đạt được các mục tiêu đã đề ra
– Xác định các hoạt động cụ thể cần thực hiện.
– Phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài chính, công nghệ).
– Thiết lập khung thời gian và mốc quan trọng.
– Xác định trách nhiệm cho từng hoạt động.

5. Tổ chức và phát triển nhân sự
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả của hệ thống quản lý EHS Doanh nghiệp cần đảm bảo:
– Thành lập bộ phận chuyên trách về EHS hoặc chỉ định người phụ trách (phù hợp với lĩnh vực hoạt động và bối cảnh của Doanh nghiệp)
– Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cấp trong tổ chức.
– Đào tạo và nâng cao nhận thức cho toàn bộ nhân viên về EHS.
– Phát triển chuyên môn cho đội ngũ quản lý EHS.

6. Quản lý rủi ro
Đánh giá rủi ro và xây dựng quy trình quản lý rủi ro EHS hiệu quả, phù hợp với Doanh nghiệp
– Xác định và đánh giá các rủi ro EHS.
– Phát triển biện pháp kiểm soát rủi ro.
– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

7. Giám sát và đánh giá
Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá liên tục
– Theo dõi các chỉ số hiệu suất EHS.
– Tiến hành kiểm tra và đánh giá nội bộ định kỳ.
– Thực hiện đánh giá độc lập từ bên thứ ba (nếu cần thiết)
– Phân tích xu hướng và xác định các cơ hội cải tiến.

8. Báo cáo và truyền thông
Xây dựng hệ thống báo cáo minh bạch và hiệu quả:
– Thiết lập quy trình báo cáo nội bộ.
– Phát triển báo cáo EHS định kỳ cho các bên liên quan bên ngoài.
– Đảm bảo truyền thông hai chiều về các vấn đề EHS trong tổ chức.

9. Cải tiến liên tục
Rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, Rủi ro có thể hiện hữu hoặc tiềm ẩn, khó dự đoán hoàn toàn. Vì vậy, Doanh nghiệp cần cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý EHS thông qua:
– Định kỳ xem xét và cập nhật chính sách EHS.
– Áp dụng các bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất trong ngành.
– Khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến của nhân viên.
– Tích hợp các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả quản lý EHS.

🌟Sustainwise đồng hành cùng các Tổ chức/Doanh nghiệp trên hành trình phát triển bền vững🌟



Gọi cho Sustain Wise Linkedin Sustain Wise Zalo Sustain Wise