Thỏa thuận Xanh Châu Âu (European Green Deal) – Part 1

1. CÁC MỤC TIÊU CHÍNH CỦA THỎA THUẬN XANH CHÂU ÂU

Mục tiêu chính của Thỏa thuận Xanh Châu Âu nhằm đạt được:

Đạt trung hòa carbon vào năm 2050

Tách tăng trưởng kinh tế khỏi sử dụng tài nguyên.

Đảm bảo không ai và không khu vực nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

2. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI

Thỏa thuận Xanh Châu Âu được công bố vào tháng 12 năm 2019 và được áp dụng cho tất cả 27 quốc gia thành viên EU.

3. CÁC LĨNH VỰC TRỌNG TÂM CỦA THỎA THUẬN XANH CHÂU ÂU

Năng lượng sạch: Tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Công nghiệp bền vững: Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy các quy trình sản xuất xanh hơn.

Xây dựng và cải tạo: Cải thiện hiệu quả năng lượng của các tòa nhà mới và hiện có.

Di chuyển bền vững: Thúc đẩy phương tiện giao thông sạch hơn và cải thiện hệ thống giao thông công cộng.

Đa dạng sinh học: Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Từ nông trại đến bàn ăn: Đảm bảo hệ thống thực phẩm bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

Xóa bỏ ô nhiễm: Giảm ô nhiễm không khí, nước và đất.

07 Lĩnh vực trọng tâm chính này tạo thành một chiến lược toàn diện nhằm biến EU thành một nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh và hiệu quả về tài nguyên, đồng thời đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2050.

Thỏa thuận Xanh Châu Âu là một phần quan trọng trong nỗ lực của EU nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc và các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Procrastination, not dismantal, now threatens the European Green Deal - Cyprus Economic Society (CES)



151 Bình luận

Để lại một bình luận

Gọi cho Sustain Wise Linkedin Sustain Wise Zalo Sustain Wise